Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đều bị Tô Lâm ra tay tước sạch mọi chức vụ. Riêng bà Nguyễn Thị Kim Tiến thì bị nặng nhất, cho khai trừ khỏi Đảng. Còn với Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng đang bị Tô Lâm làm nhục. Hành động cách hết các chức vụ trong Đảng ấy chẳng khác nào bêu họ trước bàn dân thiên hạ.
Không những Vương Đình Huệ bị Tô Lâm đem ra làm nhục mà nhóm Nghệ An hiện nay cũng đang bị Tô Lâm siết mạnh khiến cho nhóm này rơi vào khủng hoảng. Số lượng ủy viên Bộ Chính trị sẽ giảm đi rất nhiều so với hiện tại.
Khi còn sống, ông Nguyễn Phú Trọng tỏ ra bảo thủ thì Tô Lâm cho thực hiện nhiều chính sách làm cả bộ máy Đảng lẫn bộ máy nhà nước loạn lên để chứng tỏ ông là nhà cải cách cấp tiến, yêu chuộng sự thay đổi. Mặc dù, sự thay đổi ấy đang dẫn đến rối loạn nhiều hơn chứ không phải mang lại sự ổn định.
Di sản của ông Nguyễn Phú Trọng còn ảnh hưởng rất mạnh. Hệ sinh thái quyền lực của Nguyễn Phú Trọng mặc dù đang rã dần nhưng họ vẫn còn còn ảnh hưởng khá lớn trên chính trường, Tô Lâm không thể ngày một ngày 2 dọn dẹp hết.
Nhóm Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi cung cấp nhiều nhân sự nhất cho ông Trọng, giờ bộ khung đó vẫn còn. Tô Lâm không thể dẹp bỏ 2 nhóm một lần. Ông Tổng bí thư chỉ có thể làm tổn thương Nghệ An và thỏa hiệp với Hà Tĩnh. Và đó sẽ là mầm họa, nó có thể trỗi dậy thách thức thế lực Hưng Yên bất cứ lúc nào.
Sau 13 năm làm Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã tạo ra uy tín lớn trong Đảng và trong xã hội. Tô Lâm không muốn mình là cái bóng của người tiền nhiệm. Vì thế, đập tan thành trì Nguyễn Phú Trọng là nhiệm vụ quan trọng. Không những phá cho tan hệ sinh thái quyền lực của người tiền nhiệm mà còn phải làm lu mờ thành quả của ông Trọng.
Đấy là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với Tô Lâm!
Huỳnh Tú-Thoibao.de