Phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn thực sự đã làm dậy sóng dư luận trong nước. Bị cáo Nguyễn Văn Hậu, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, là người duy nhất không phải quan chức trong số 41 bị cáo, nhưng lại được xác định là chủ mưu của chuỗi sai phạm gây thiệt hại hơn 1.160 tỷ đồng cho Nhà nước csVN. Danh tính của những người trong cuộc là những lãnh đạo từng được kỳ vọng là biểu tượng của sự liêm chính và trách nhiệm.
Sự sụp đổ của lòng tin từ người dân là khi một doanh nhân lại có thể thao túng hàng loạt quan chức cấp cao, điều này đặt ra câu hỏi về hệ thống kiểm tra và giám sát quyền lực. Người dân dễ mất niềm tin vào công lý và tính minh bạch của bộ máy công quyền csVN. Tâm lý “ai cũng vậy thôi”. Vụ việc làm gia tăng thái độ hoài nghi trong xã hội. Sự tha hóa quyền lực dường như không còn là cá biệt mà trở thành hiện tượng phổ biến, tạo ra tâm lý chấp nhận bất mãn.
Những điểm nổi bật của vụ án, đầu tiên là Nguyễn Văn Hậu bị truy tố về các tội danh đưa hối lộ, vi phạm quy định về kế toán và vi phạm quy định về đấu thầu. Số tiền hối lộ Hậu đã đưa hơn 132 tỷ đồng và hàng triệu đô la cho nhiều lãnh đạo cấp cao ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Quảng Ngãi. Trong số 40 bị cáo còn lại tất cả là đảng viên cấp cao đảng csVN, trong số đó có tới 5 cựu Bí thư Tỉnh ủy, cùng nhiều cựu Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở… bị cáo buộc nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ để giúp Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.
Hệ thống dựa vào “quyết tâm chính trị”: Quyền lực thường được vận hành theo mô hình tập trung, dẫn tới sự thiếu vắng phản biện. Điều này khiến các sai phạm không bị phát hiện kịp thời. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và quyền lực chính trị: Vụ án cho thấy sự cấu kết chặt chẽ giữa lợi ích nhóm trong khu vực kinh tế tư nhân và giới lãnh đạo địa phương.
Các hành vi sai phạm dẫn đến tội danh làm thiệt hại lớn về ngân sách, thất thoát thuế và làm suy giảm niềm tin vào bộ máy công quyền csVN. Vấn đề là ai đã đặt những “con sâu” vào chiếc ghế quyền lực?” Không chỉ là sự phẫn nộ mà còn là lời cảnh tỉnh về cơ chế tuyển chọn, giám sát và kiểm tra quyền lực. Khi doanh nghiệp có thể thao túng chính sách bằng tiền, thì sự liêm chính của bộ máy công quyền trở thành bộ máy tham nhũng.
Vấn đề là ai đã đặt những “con sâu” vào chiếc ghế quyền lực? Đây không chỉ là sự phẫn nộ từ người dân mà còn là lời cảnh tỉnh về cơ chế tuyển chọn, giám sát và kiểm tra quyền lực. Khi doanh nghiệp có thể thao túng chính sách bằng tiền, thì sự liêm chính của bộ máy công quyền trở thành bộ máy tham nhũng.
Lão Lục