Ngày 12/7/2025, Cục An ninh Đối ngoại Bộ Công An bất ngờ được trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân – phần thưởng dành cho các đơn vị có thành tích đặc biệt trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.
Đáng chú ý, tân Cục trưởng cục này là Đại tá Tô Long là con trai Tổng Bí thư Tô Lâm. Theo giới quan sát, một nghịch lý, đó là, chỉ ba ngày trước đó, Đại tá Tô Long vừa được Chủ tịch nước Lương Cường ký quyết định tặng Huân chương Quân công hạng Ba.
Theo quy định, Huân chương Quân công đòi hỏi hai điều kiện: quá trình cống hiến dài hạn và thành tích “đặc biệt xuất sắc” trong công tác.
Thế nhưng, Đại tá Tô Long chỉ mới nhậm chức Cục trưởng ngày 4/6/2025, tức chưa tròn 40 ngày trước khi nhận phần thưởng Huân chương Quân công hạng Ba.
Trong khi, ông Long không hề có hồ sơ thành tích “nổi bật” nào được công bố, cũng không có cuộc chiến chống khủng bố hay phá án lớn nào gây tiếng vang.
Sự thăng tiến thần tốc của con trai Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra nghi vấn: phải chăng Huân chương chỉ là “bước đệm” về mặt thủ tục để củng cố hồ sơ Nhân sự để thăng tiến.
Với mục đích chính, là để Tô Long nhanh chóng hội đủ điều kiện để phong quân hàm thiếu tướng, nhằm kịp lọt danh sách Ủy viên Trung ương (dự khuyết) tại Đại hội Đảng lần thứ 14?
Theo giới quan sát quốc tế, tương tự như nước láng giềng Campuchia, việc Thủ tướng Hun Manet đã kế vị cha là nhà độc tài Hun Sen nhờ lộ trình “gối đầu” khéo léo.
Theo đó, “cậu ấm” Hun Manet đã được cha cất nhắc nắm Quân đội Hoàng gia, thông qua việc liên tục thăng quân hàm, tích lũy huân, huy chương trước khi chuyển sang nắm ghế thủ tướng.
Đây là một tấm gương sáng cho Tổng Bí thư của Đảng CSVN, được biết ông Tô Lâm là người đã từng nuôi ý định này và theo đuổi từ lâu.
Tuy nhiên, theo giới thạo tin trước đây ông Tô Lâm đã từng chấp nhận “chịu thiệt” khi phải tập trung kiếm ghế Ủy viên Bộ Chính trị khóa tới cho Nguyễn Thanh Nghị – con trai cựu Thủ tướng Ba Dũng.
Cho đến nay, việc của “cậu Hai Nghị” đã an bề trong danh sách đề cử, đây là lúc Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là rảnh tay xây dựng thế hệ kế cận cho “hậu duệ” dòng họ Tô.
Mà trước mắt, “cậu ấm” Tô Long sẽ vươn mình thần tốc trong bộ Công an, để tạo bệ phóng có thể tiến xa hơn trong chính trường Việt nam trong tương lai không xa.
Chỉ vài năm qua, hàng loạt gương mặt đồng hương Hưng Yên là quê nhà của Tổng Bí thư được bố trí nắm giữ các vị trí trụ cột.
Thực tế ấy, càng củng cố luận điểm khi cho rằng Bộ Công an đã trở thành “sân nhà” của phe Hưng Yên, tương tự cách Hun Sen biến Quân đội Hoàng gia thành pháo đài chính trị cho gia tộc của mình.
Khi mạng lưới nhân sự được Tô Lâm “bày binh, bố trận” đủ dày, việc đôn con trai Tô Long lên cấp tướng, để đủ điều kiện vào Trung ương sắp tới sẽ dễ như “trở bàn tay”.
Một khi con trai “cắm chốt” chắc ở Bộ Công An, chiếc ghế Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước sau Đại hội 15 chắc chắn sẽ có sẵn “phương án kế vị” và giống hệt kịch bản ở Phnom Penh của Hun Sen.
Tuy nhiên, Đảng CSVN lâu nay khẳng định chống “lợi ích nhóm”, nhưng tiến độ thăng cấp của Tô Long và các đàn em thân cận của Tổng Bí thư Tô Lâm đang phản chiếu mô hình “cha truyền con nối” không thể chối cãi.
Khi chính cha đẻ là Tổng Bí thư kiêm thì việc cậu con trai Tô Long liên tục thăng tiến với tốc độ thần tốc, thì câu hỏi đặt ra sẽ là: đây là nhà nước pháp quyền hay một vương triều hiện đại?
Nhưng ở Việt nam với nguyên tắc lãnh đạo tập thể là kim chỉ nam thì hoàn toàn khác. Việc một “thái tử Đảng” băng băng tiến thẳng lên đỉnh cao quyền lực, đã cho thấy xu hướng gia tộc hóa quyền lực của gia tộc họ Tô đang manh nha.
Nếu không có cơ chế giám sát độc lập, mô hình “Hun Sen‑Hun Manet” có thể trở thành tiền lệ ở Hà Nội, và sẽ gieo mầm bất ổn lâu dài cho hệ thống chính trị ở Việt nam.
Trà My – Thoibao.de