Truyền thông nhà nước đầu tháng 7/2026 đưa tin, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng công bố “tin vui”: tăng trưởng kinh tế Việt nam bứt tốc, cao nhất trong 15 năm qua.
Theo đó, với tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay đạt 7,52%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2025. Thông tin vừa kể được truyền thông nhà nước tuyên truyền rầm rộ gọi đây là “thành quả nổi bật” của chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ.
Tuy nhiên, giới phân tích và các chuyên gia tài chính đã nghi ngờ đằng sau con số “tăng trưởng” ấy, và Kinh tế Việt Nam có thực sự tăng trưởng như tuyên truyền, hay chỉ đang “phình to” nhờ chiếc máy in tiền khổng lồ đang hoạt động hết công suất?
Theo báo cáo chính thức, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm ra nền kinh tế hơn 1 triệu tỷ đồng – tương đương gần 10% GDP danh nghĩa của năm 2024. Đây là mức “cung tiền” chưa từng có tiền lệ trong lịch sử kinh tế của Việt Nam.
Theo giới chuyên gia, việc bơm tiền với quy mô lớn như vậy đã từ lâu vốn là công cụ tài chính quen thuộc của Chính phủ Việt Nam, để kích thích tăng trưởng.
Nhưng, động thái bơm tiền ồ ạt của Ngân hàng Nhà nước gần đây lại khiến nhiều chuyên gia tài chính lo ngại.
Theo đó, đây không phải là chính sách hỗ trợ cho nền Kinh tế mà chỉ là hình thức “mở van tiền tệ” bơm tiền với số lượng rất lớn để tạo ra cảm giác kinh tế đang tăng trưởng.
Tuy nhiên, mặt trái của nó là liều thuốc kích thích mà Kinh tế Việt nam sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Đó là, đồng tiền Việt nam sẽ mất giá rất nhanh, và đây là cái giá của việc tăng trưởng kinh tế bằng phép “phù thủy”.
Song song với sự tăng trưởng GDP được Chính phủ tô vẽ là sự suy yếu rõ rệt của đồng Việt Nam. Tính đến cuối tháng 6/2025, đồng tiền Việt Nam đã mất 2,3% giá trị so với đồng USD, là mức giảm mạnh nhất trong khu vực châu Á.
Thậm chí, so với các đồng tiền khác, mức sụt giá của đồng tiền Việt Nam đồng còn nghiêm trọng hơn. Cụ thể: mất 13,7% so với đồng Euro, 10,7% với đồng bảng Anh và 7,5% với đồng baht Thái Lan.
Đáng chú ý, tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố chỉ là một phần của sự thật. Trên thực tế, tỷ giá mua vào USD đã lên đến gần 26.000 VND, trong khi trên thị trường tự do, mức giá đã vượt 26.500 VND/USD.
Việc giá cả hàng hóa thiết yếu, từ thực phẩm, xăng dầu đến điện nước đều có xu hướng tăng lên. Điều này không nằm ngoài quy luật: khi cung tiền tăng đột biến, sẽ làm giá trị của đồng tiền nội tệ giảm, và kéo theo sự tăng giá tiêu dùng.
Điều đáng nói, chủ trương in tiền “vô tội vạ” của Nhà nước Việt nam hiện nay thực chất là một hình thức “đánh thuế ẩn” hay bòn rút giá trị tài sản của toàn bộ người dân.
Khi tiền Việt Nam đồng mất giá, giá trị thực của tiền tiết kiệm, lương hưu, trợ cấp xã hội… đều bị bào mòn, trong khi mức thu nhập lại không theo kịp đà tăng giá ngoài thị trường.
Việc chọn giải pháp tăng trưởng bằng cách in thêm nhiều tiền để bơm tiền vào thị trường đã cho thấy sự bế tắc của lãnh đạo Việt Nam trong việc tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong khi đó, áp lực chính trị về việc duy trì “chỉ số đẹp” để báo cáo trong Đại hội Đảng, đã buộc Chính phủ phải tìm đến con đường dễ nhất là in thêm tiền. Nhưng cái giá của nó là khủng hoảng tài chính và mất kiểm soát kinh tế vĩ mô về dài hạn.
Một nền kinh tế tốt và khỏe mạnh là nền kinh tế mà người dân cảm nhận được có cuộc sống tốt hơn, đồng tiền ổn định, giá cả hợp lý.
Nếu toàn bộ “phép màu” tăng trưởng của Việt nam chỉ đến từ chiếc máy in tiền, thì đó không phải là thành tựu – mà là ảo giác được tạo ra từ kỹ xảo “đánh lừa” của Nhà nước.
Trà My – Thoibao.de