Trần Thanh Mẫn chỉ ra đường thất bại của Tô Lâm!

70% ngân sách dùng để nuôi bộ máy, không còn tiền để đầu tư và phát triển. Ông Tô Lâm cho rằng, chỉ cần sáp nhập các cơ quan lại thì bộ máy gọn hơn và từ đó “ngốn” ít ngân sách hơn. Với quyền lực tuyệt đối, Tô Lâm ra chính sách bà bắt cả bộ máy phải chạy theo. Tuy nhiên, bài toán tiết kiệm ngân sách có phải chỉ đơn giản chỉ là tinh gọn hay không?

Ngày 7/5 vừa quan, trong buổi thảo luận dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, ông Trần Thanh Mẫn-Chủ tịch Quốc hội nói rằng “Sáp nhập bộ máy thì dễ, chọn cán bộ mới khó”. Ông nói thêm “Bây giờ chọn ai làm Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân cấp xã? Không phải cán bộ nào cũng đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ mới sau sáp nhập”.

Đây là thực tế mà hầu hết ai cũng nhận ra. Việc chọn người trong chế độ này như thế nên không thể chọn được người có đức, có tài và năng lực. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là chế độ “lý lịch” trong tuyển chọn nhân sự. Như Tô Lâm là con của Đại Tá Tô Quyền, Nguyễn Thanh Nghị con của Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sơn con của Trương Tấn Sang vv… đấy chính là phần nổi của chế độ lý lịch. Họ chọn hồng hơn chuyên, tức ưu tiên hạt giống đỏ và gạt ra rìa thành phần trong dân có đủ năng lực lãnh đạo.

Từ việc chọn người theo nguyên tắc “hồng hơn chuyên” nên mới tạo ra thế hệ lãnh đạo giàu có mặc dù lương thì chỉ ba cọc ba đồng. Ví dụ như ông Đoàn Ngọc Hải, làm quan quận một thời gian rồi nghỉ hưu nhưng hiện đang ở biệt thự 10 triệu đô la. Đất nước này có vô số Đoàn Ngọc Hải như thế với mức độ khác nhau.

Lời nhận xét của ông Trần Thanh Mẫn như là một phê phán nhắm vào chính sách của ông Tô Lâm. Ông phê phán một cách khéo léo nhưng không dám nói thẳng. Việc tinh giảm thì dễ làm đấy nhưng nó không thể ngăn cái miệng “phàm ăn” của giới qua chức. 

Trần Thái Hưng -Thoibao.de