Chỉ trong vài ngày, hai nữ quan chức cấp cao đã gây xôn xao mạng xã hội với những phát biểu sai lệch nghiêm trọng về dân số và diện tích các tỉnh Việt Nam sau đề án sáp nhập.
Bà Nguyễn Thanh Hải, phó trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, tuyên bố tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập có diện tích 9,361,000 km², vượt cả diện tích Hoa Kỳ và Canada.
Bà Lê Thị Thủy, phó bí thư đảng ủy chính phủ, phát biểu rằng tỉnh Quảng Trị có dân số 1,870,845,000 người gần bằng 1/4 dân số thế giới.
Cả hai đều đọc sai số liệu từ văn bản chuẩn bị sẵn mà không kiểm tra, khiến dư luận hoài nghi về năng lực và con đường thăng tiến của họ.
Ngoài ra, sự việc còn được đặt trong bối cảnh những phát ngôn từng gây tranh cãi của các nữ lãnh đạo trước đó. Tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Quốc Hội và thiếu tướng công an, từng đề nghị mức phạt vi phạm giao thông lên tới 200 triệu đồng, gây lo ngại về tính khả thi và công bằng trong thực thi pháp luật.
Các phát biểu sai lệch này không chỉ gây cười mà còn phản ánh thực trạng thiếu kiểm tra thông tin cơ bản trong phát ngôn công khai của một số quan chức. Việc cắm mặt đọc văn bản mà không đánh giá nội dung là biểu hiện của tác phong thiếu trách nhiệm, nhất là khi phát biểu trước công chúng hoặc trong nghị trường.
Dư luận đặt câu hỏi về trình độ thực chất, quy trình bổ nhiệm, và trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo nhà nước. Việc lặp đi lặp lại những phát ngôn gây tranh cãi từ các nữ cán bộ cấp cao khiến công chúng thêm mất niềm tin vào bộ máy hành chính.
Những sự cố này cần được xem là bài học về việc siết chặt kỷ luật phát ngôn, kiểm soát thông tin, và đặc biệt là đào tạo kỹ năng phát biểu cho cán bộ lãnh đạo.
Thiện Nhân