Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, ông Trần Thanh Mẫn là nhân vật được giữ lại trong Bộ Chính trị. Với vị trí Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn gần như chắc chắn chiếc ghế Trụ thứ tư trong Tứ trụ thêm một nhiệm kỳ nữa. Bi xem là “thân cô thế cô” như Trần Thanh Mẫn, thành quả ấy được xem là một thành công lớn đối với ông.
Ghế Tổng bí thư xem như là của Tô Lâm, ghế Thủ tướng là của Phạm Minh Chính, ghế Chủ tịch nước được dành cho Phan văn Giang. Vì thế, ghế Chủ tịch Quốc hội khó thoát khỏi bàn tay ông Trần Thanh Mẫn.
So với Vương Đình Huệ, Trần Thanh Mẫn như là kẻ đóng vai phụ. Ông Mẫn được ông Vương Đình Huệ chọn làm cấp phó cũng vì sự “lành tính” của ông. Không phe phái ồn ào, không xây dựng hệ sinh thái quyền lực hoành tráng như Vương Đình Huệ nhưng xem ra ông Mẫn có thể ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội lâu hơn ông Huệ.
Trước đây ông Vương Đình Huệ chỉ ngồi ở ghế Chủ tịch Quốc hội không mấy quyền lực nhưng rất nhiều nhân vật máu mặt cảm thấy bị đe dọa. Nguyên nhân là đằng sau ông Huệ có Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu, có nhóm Nghệ An hậu thuẫn và còn có một số nhân vật thuộc nhóm Hà Tĩnh âm thầm cấu kết. Khi ngồi ở ghế Chủ tịch Quốc hội, ông Huệ không an phận mà nhắm ghế Tổng bí thư. Vì tham vọng lớn, năng lực tốt nên Tô Lâm và cả Phạm Minh Chính đều xem Vương Đình Huệ là mối nguy.
Ở Đại hội 12, ông Phạm Minh Chính phải vất vả đấu với Vương Đình Huệ. Tuy thắng nhưng không dễ dàng. Rồi nhiệm kỳ 2021-2026, Tô Lâm xem Vương Đình Huệ là đối thủ nguy hiểm nhất và ông phải ra tay trước mới có được “ngôi báu” như hôm nay.
Như vậy có thể thấy, ở thượng tầng chính trị không hẳn mạnh mà thắng. Nếu là kẻ mạnh thì phải như Tô Lâm, phải là mạnh nhất, còn không thể là kẻ mạnh nhất thì phải vô cùng khéo léo, giấu yếu điểm thật kỹ như Phạm Minh Chính mới trụ được trước bão. Chỉ như vậy mới tồn tại được trong chốn quan trường thượng tầng đầy hiểm ác.
Có vẻ như Trần Thanh Mẫn không tham vọng. Thật ra đấy chỉ là bề ngoài, bởi đã làm chính trị thì không ai không tham vọng. Tuy nhiên, dù có tham vọng cũng cần phải giấu kỹ ý đồ, bởi nếnếu tỏ ra ý đồ quá lộ liễu chỉ thu hút kẻ thù mà thôi.
Tỏ ra không tham vọng không phải là điểm yếu mà là điểm mạnh. Đây có thể được xem là “nước cờ cao”, bởi ở vị thế như Trần Thanh Mẫn, không thể có thái độ nào tốt hơn như thế. Vì thế những “mãnh hổ” như Tô Lâm, Phạm Minh Chính không cảm thấy đe dọa từ ông Chủ tịch Quốc hội. Đấy chính là cách tự bảo vệ mình tốt nhất. Đã thấy khả năng của mình không bằng Tô Lâm, không bằng Phạm Minh Chính thì không nên khua chiêng đánh trống ồn ào, như thế chỉ thiệt thân.
Nhiệm kỳ 2021-2024 là nhiệm kỳ sóng gió nhất so với những nhiệm kỳ trước đó. Trong đó năm 2024 là năm sóng gió nhất của nhiệm kỳ sóng gió này. Hàng loạt nhân vật lớn ngã ngựa khiến cho Bộ Chính trị thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng, nến nỗi, Bộ Chính trị phải phá bỏ quy định “là ủy viên Bộ Chính trị tròn một nhiệm kỳ trở lên” để chọn vị trí tứ trụ. Nhờ đó Trần Thanh Mẫn được chọn vào ghế Chủ tịch Quốc hội và Lương Cường được chọn vào ghế Chủ tịch nước.
Đáng nói, Lương Cường tỏ ra tham vọng hơn Trần Thanh Mẫn và khả năng rất cao sau Đại hội 14, Lương Cường phải rời ghế, còn Trần Thanh Mẫn thì vẫn giữ nguyên vị trí.
Để tồn tại giữa rừng voi thì đừng thể hiện mình to lớn, mà phải thu mình thật nhỏ bé để lách qua được khe hẹp giữa các chân voi khổng lồ. Trần Thanh Mẫn đang thực hiện chiến lược như thế và nó đang mang lại hiệu quả.
Trò chơi quyền lực đôi khi không cần mạnh, chỉ cần khéo léo và tùy ứng tốt là có thể giữ được ghế.
Thái Hà-Thoibao.de