Trong bối cảnh Đại hội Đảng lần thứ 14 đang đến gần, theo giới quan sát những chuyển động quyền lực đáng chú ý đang định hình một cuộc tái cấu trúc nhân sự chưa từng có.
Đáng chú ý, là sự trỗi dậy của phe kỹ trị của Thủ tướng Phạm Minh Chính nổi lên như một nhân vật chủ chốt, đại diện cho xu hướng cải cách, và hội nhập quốc tế.
Một trong những minh chứng rõ ràng nhất, thay vì chỉ dừng ở mức đề xuất hoặc phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ như trước đây. Mới đây, Bộ Chính trị đã quyết định trao cho Thủ tướng quyền chỉ định nhân sự lãnh đạo cấp tỉnh.
Đây là bước dịch chuyển quyền lực đáng kể, khi một phần thẩm quyền nhân sự vốn thuộc về các ban của Đảng nay được chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ. Động thái này không chỉ củng cố vai trò hành pháp mà còn phản ánh xu hướng tăng cường điều hành tập trung trong việc quản lý nhà nước của Thủ tướng.
Theo giới phân tích, cuộc đua nhân sự trước Đại hội 14 đang dần trở thành cuộc cạnh tranh giữa 3 lực lượng chính. Đó là, phe cải cách của Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ Công an; phe kỹ trị của Thủ tướng Chính, và phe bảo thủ thân Trung quốc – trong đó phe Quân đội đóng vai trò liên minh tạm thời.
Tất cả các phe đều cùng một mục tiêu chung để giành ghế các trong Bộ Chính trị và nắm quyền kiểm soát các ban “trọng yếu” của đảng. Và điều đó, sẽ quyết định thế lực nào chiếm ưu thế trong cán cân quyền lực.
Phe kỹ trị, với sự dẫn dắt của Phạm Minh Chính, đang nỗ lực xây dựng liên minh để đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ trong các cơ quan này. Điều đó, đã tạo lợi thế cho ông Chính so với các đối thủ khác trong nội bộ của đảng.
Trong khi, vị thế của Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là đang suy giảm trong Bộ Chính trị. Trước những đồn đoán về ảnh hưởng ngày càng lớn của các nhóm bảo thủ thân Trung Quốc và phe tướng lĩnh Quân đội.
Tuy nhiên, sự bất đồng trong tiến trình Sửa đổi Hiến pháp gần đây, với việc Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được giao nhiệm vụ người đứng đầu Ủy Ban Sửa đổi Hiến pháp, thay vì Tổng Bí thư Tô Lâm.
Điều đó, đã cho thấy sự thiếu đồng thuận trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng về vấn đề nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Đây là dấu hiệu của rạn nứt tiềm tàng, và có thể được Thủ tướng Chính sẽ tận dụng khai thác để củng cố ảnh hưởng của mình.
Sự thắng thế của phe kỹ trị sẽ mở ra triển vọng cho các cải cách thể chế, sự phát triển và sự hội nhập quốc tế của Việt nam. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ của Đảng.
Đó là lý do, ông Phạm Minh Chính đang đứng trước nguy cơ bị “phản đòn” từ các đối thủ chính trị. Từ các vụ án hay các hồ sơ liên quan đến tham nhũng, đặc biệt có liên quan đến nhân vật Nhàn – AIC, có thể bị khai thác để hạ bệ ông Chính.
Nếu những vụ án này được khơi lại trước Đại hội Đảng lần thứ 14, chúng sẽ là thách thức rất lớn đối với uy tín và vị thế của Thủ tướng và phe kỹ trị.
Bên cạnh ông Phạm Minh Chính, một số nhân vật khác cũng đang được chú ý trong cuộc đua chiếc ghế Tổng Bí thư. Ngoài Tổng Bí thư Tô Lâm, còn bao gồm các ông Trần Cẩm Tú, hay Lương Cường.
Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính được đánh giá nổi bật hơn cả nhờ sự kết hợp giữa kinh nghiệm điều hành, khả năng đối ngoại, và sự đánh giá cao từ các đối tác quốc tế.
Đại hội 14 không chỉ là cuộc đua quyền lực mà còn là cơ hội để định hình tương lai chính trị của Việt Nam trong thập kỷ sắp tới.
Thành công của phe kỹ trị, và Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phụ thuộc vào khả năng vượt qua các đòn phản công từ phe đối thủ, và sự duy trì sự ủng hộ từ các liên minh chiến lược hay không.
Trà My – Thoibao.de