Tô Lâm làm chủ cuộc chơi, Nguyễn Thanh Nghị thắng lớn nhưng không dễ dàng!

Hội nghị Trung ương lần thứ 11 đã lên danh sách chốt 18 vị trí Ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có tên ông Nguyễn Thanh Nghị. Đáng nói là trong danh sách ấy, không có tên ông Nguyễn Văn Nên cho nhiệm kỳ sau. Mâm quyền lực cho ông Nguyễn Thanh Nghị đã dọn sẵn, rất khó vuột khỏi bàn tay của cậu Hai nhà ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thành trì che chắn cho Nguyễn Thanh Nghị là Tô Lâm chứ không phải thế lực Hưng Yên. Tô Lâm có mối thâm tình với ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng chưa chắc hai đàn em Hưng Yên của Tô Lâm có những quan hệ sâu sắc với nhà Ba Dũng. Thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, ông Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc vẫn là những “lính quèn” chưa đủ tầm để tiếp xúc với ông Ba Dũng. Vì thế, Nguyễn Thanh Nghị chỉ có lợi thế dưới thời Tô Lâm chứ chưa chắc gì tiếp tục được che chở sau khi Tô Lâm rút lui.

Con đường rút lui của Tô Lâm còn rất xa, vì thế, Nguyễn Thanh Nghị có thể an tâm xây dựng “căn cứ địa” Sài Gòn cho vững chắc rồi tiến ra Bắc. Trước mắt, nắm chắc chức Bí thư thành ủy Thành phố HCM Minh rồi mới tính bước kế tiếp.

Sau Hội nghị Trung ương 11, tuy phe Phan Văn Giang có lợi thế lớn nhưng vẫn chưa chắc chắn. Nếu may mắn, Phan Văn Giang sẽ củng cố được quyền lực sau Đại hội 14 vào đầu năm sau. Còn bây giờ, bàn cờ chính trị Việt Nam vẫn do một tay Tô Lâm sắp xếp.

Sắp tới, Tô Lâm sẽ cho họp Ban bí thư, mục đích là thông báo chủ trương dự kiến nhân sự chủ chốt 34 tỉnh thành sau sáp nhập. Đây được xem là ván cờ xếp lại nhân sự trước đại hội. Rất có thể trong lần họp này, ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ là Bí thư thành ủy TP HCM và ông Nguyễn Duy Ngọc là Bí thư Thành Ủy Hà Nội. Cả 2 vị trí này đã được ông Tô Lâm và ông Ba Dũng chuẩn bị và đang đợi thời điểm thích hợp.

Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.

Hội nghị Trung ương 11 đã quyết nhiều vị trí, tuy nhiên, nó vẫn chưa chắc chắn 100%. Nếu không tranh thủ “xí phần” trước đại hội, nếu có bất ngờ có thể hỏng ăn. Nguyễn Duy Ngọc đang rất mong chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội của bà Bùi Thị Minh Hoài. Có thông tin nói rằng, ông Ngọc và bà Hoài sẽ trao đổi vị trí.

Trước Hội nghị Trung ương lần thứ 11, có thông tin cho rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã không đồng ý với Tô Lâm về việc quá ưu ái Trần Lưu Quang mà bỏ bê Nguyễn Thanh Nghị, thì ngay sau đó, Nguyễn Thanh Nghị được vào danh sách Ủy viên Bộ Chính Trị khóa sau nhưng ông Trần Lưu Quang vẫn phải chờ.

Cho tới thời điểm này, quyền lực ngầm của ông Ba Dũng vẫn rất mạnh, tiếng nói ông cựu Thủ tướng với đàn em Tô Lâm vẫn có trọng lượng. Đây là thời cơ tốt để Nguyễn Thanh Nghị bứt phá, lập nên thành trì vững chắc tại vùng đất giàu có nhất Việt Nam trước khi quyền lực ngầm của ông Ba Dũng suy yếu.

Đàn em sau lưng Tô Lâm còn rất đông, họ đang chờ Tô Lâm sắp xếp. Một số cái tên có thể kể ra như: Trần Lưu Quang, Hoàng Xuân Chiến, Nguyễn Hồng Thái, Vũ Hồng Văn vv… Nguyễn Thanh Nghị nếu không tranh thủ, có thể phải chiến đấu với đàn em của Tô Lâm. 

Trung ương quá chật chội. Lực lượng của Tô Lâm ngày một đông mà ghế thì hạn chế. Với Nguyễn Thanh Nghị cũng thế, tương lai Nguyễn Thanh Nghị cũng phải tìm cho mình một chỗ đứng ở top đầu, có thể là Tứ trụ hoặc nhóm 5 người chủ chốt. 

Nếu Nguyễn Thanh Nghị đứng đầu Sài Gòn, Nguyễn Duy Ngọc đứng đầu Hà Nội thì cuộc đua vào top 4 sẽ có sự cạnh tranh giữa Nghị và Ngọc. Đấy là chưa nói đến Lương Tam Quang. Vì thế, nếu không thiết lập đế chế vững chắc cho riêng mình, khó khăn sẽ chờ đón.

Trần Chương -Thoibao.de